Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Tóm tắt:
1. Dấu gồm: Dấu khắc hoặc chữ ký số.
2. Doanh nghiệp quyết định: Loại; Số lượng; Hình thức; Nội dung.
3. Quản lý và lưu giữ quy định trong Điều lệ hoặc quy chế.
4. Sử dụng dấu trong trường hợp giao dịch theo quy định của pháp luật.
Gợi ý:
1. Để thuận lợi và linh hoạt trong việc quản lý sử dụng dấu không nên quy định dấu công ty trong điều lệ. Vì nếu có thay đổi phải thông báo thay đổi điều lệ. Điều lệ nên quy định Hội đồng quản trị quyết định về dấu.
2. Luật quy định "Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật" (Ví dụ: Kê khai, quyết toán, gửi báo cáo thuế..). Do đó trong giao dịch dân sự luật không quy định phải sử dụng dấu. Vì vậy, khi có tranh chấp thì dấu không phải là dấu hiệu để xác định giao dịch có hiệu lực hay không có hiệu lực.
TRÁCH NHIỆM KHI KHÔNG GÓP VỐN NHƯ CAM KẾT
Đứng tên thành viên góp vốn hờ, cho vui có ngày mất nghiệp.
Xem thêmCÓ NHIỀU ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
Công ty Trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hay nhiều người đại diện theo pháp luật. Như vậy khi ký kết giao dịch của công ty có thể có nhiều người được quyền ký. Cụ thể Luật quy định thế nào?
Xem thêmNỘI DUNG CẦN LƯU Ý KHI SOẠN THẢO ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
Khi thành lập công ty, các thành viên, cổ đông sáng lập nên thảo luận nội số nội dung để chỉnh sửa Điều lệ mẫu cho phù hợp với yêu cầu quản lý.
Xem thêm