1. HÌNH THỨC GÓP VỐN.
Các bên tham gia góp vốn trên cơ sở dự án, phương án kinh doanh ( Gọi chung là dự án) do một bên kêu gọi đầu tư. Cá nhân, tổ chức có tiền, có tài sản góp cho bên trực tiếp tổ chức thực hiện dự án. Và thỏa thuận về phân chia lợi nhuận.
Hoặc các nhà đầu tư cùng bàn bạc xây dựng dự án, nhưng giao cho một bên tổ chức thực hiện. Còn các bên khác góp tiền, tài sản thực hiện dự án và hưởng lợi nhuận.
Ví dụ:
- Một bên có quyền sử dụng đất kêu gọi bạn bè góp vốn xây dựng nhà để kinh doanh nhà trọ. Người có đất tổ chức thực hiện xây dựng và kinh doanh. Người góp vốn hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.
- Một số người bàn bạc góp vốn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chờ cơ hội được giá để bán kiếm lời.
- Công ty A là nhà sản xuất, đang có đơn đặt hàng cho cả năm, nhưng thiếu vốn. Vì vậy, Công ty đã kêu gọi đầu tư góp vốn để thực hiện đơn đặt hàng. Người góp vốn và công ty thỏa thuận phân chia lợi nhuân.
- Hai người bạn cùng nhau góp tiền mua ô tô để chạy Grab. Trong đó một người đăng ký chạy Grab, người kia hưởng lợi nhuận.
- Công ty B trúng gói thầu xây lắp, đề nghị Công ty C đầu tư góp vốn. Mọi việc xây lắp do công ty B thực hiện. Bên C lo vốn. Hai bên thống nhất lợi nhuận chia 50/50.
2. NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Trong thực tế, đối với giao dịch này, các bên tham gia thường chỉ bàn bạc tới: Số tiền hoặc tài sản mỗi bên góp; Lợi nhuận chia cho mỗi bên. Trong khi đó hoạt động này còn liên quan tới rất nhiều vấn đề mà các bên lẽ ra phải làm rõ. Ví dụ:
1. Tổng số vốn cần đầu tư? Số người và số tiền cần huy động? Thời điểm góp vốn?
2. Thông tin hoạt động kinh doanh giữa bên quản lý điều hành (bên nhận vốn góp) với bên góp vốn về: Sử dụng vốn; Số vốn cần huy động; Chi phí đầu vào; Tiến độ thực hiện phương án; Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Nếu có)....
3. Giá bán sản phẩm, doanh thu và chi phí quản lý thế nào?
4. Các khoản thuế Thu nhập doanh nghiệp , thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
5. Tài sản chung? Quyền sở hữu, định đoạt tài sản chung.
6. Biện pháp xử lý khi có bên vi phạm hoặc có rủi ro phát sinh?
7. Cách phân chia lợi nhuận hoặc doanh thu, chi phí? Lợi nhuận cố định hay phụ thuộc vào kết quả kinh doanh?
.....
Do người góp vốn không tham gia quản lý điều hành dự án nên bị hạn chế về thông tin. Khi dự án gặp vướng mắc hoặc rủi ro phát sinh thì người góp vốn là phía bị động.
Nếu thị trường biến động ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, người đã góp đủ vốn là người chịu rủi ro.
3. CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ
Để hạn chế rủi ro, công việc của Luật sư:
- Thu thập tổng hợp các thông tin liên quan tới góp vốn.
- Phân tích , đánh giá và đưa ra ý kiến tư vấn phương pháp thực hiện.
- Hướng dẫn bên góp vốn đàm phán hoặc tham gia cùng đàm phán với bên nhận vốn góp.
- Soạn thảo hợp đồng góp vốn. Trường hợp bên nhận vốn góp soạn thảo hợp đồng thì có ý kiến chỉnh sửa bổ sung.
- Các lưu ý khi thực hiện góp vốn
- Hỗ trợ thực hiện thỏa thuận hợp đồng góp vốn.
- Phát sịnh rủi ro và tư vấn biện pháp khắc phục.
- Đề xuất phương án giải quyết tranh chấp , nếu có.
=============================
Quý khách vui lòng liên hệ
Luật sư : Trần Văn Nhất
Điện thoại/zalo: 0888 988 199
Email: luatsunhattphcm@gmail.com
Hợp tác Kinh doanh
Dành cho cá nhân, tổ chức cùng nhau góp tiền, tài sản để tổ chức kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng, nhưng cùng tham gia quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh, phân chia doanh thu, chi phí hoặc lợi nhuận.
luật 1S
0888 988 199