1. HÌNH THỨC HỢP TÁC KINH DOANH.
Bên có dự án kêu gọi đầu tư hoặc các cá nhân là bạn bè, quen biết hoặc cá nhân/ công ty có mối quan hệ từ trước cùng bàn bạc xây dựng dự án cùng nhau góp vốn và cùng nhau quản lý điều hành.
Hoặc có thể hỗn hợp giữa hợp tác kinh doanh và đầu tư góp vốn. Tức là trong số thành viên có người chỉ góp vốn và hưởng lợi nhuận, không tham gia quản lý điều hành.
Thường thỏa thuận hợp tác kinh doanh của các bên được lập thành văn bản. Có thể là hợp đồng theo mẫu in sẵn của bên có dự án kêu gọi đầu tư. Hoặc do các bên cùng nhau bàn bạc, soạn thảo.
Ví dụ:
- Công ty A và Công ty B cùng góp vốn thu mua hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó dùng pháp nhân của Công ty A để ký hợp đồng, thực hiện kế toán và thực hiện thu mua. Công ty B là bên giao dịch với phía nhập khẩu Trung Quốc. Lợi nhuận sau thuế được chia theo tỷ lệ vốn góp, nếu lãi. Còn lỗ thì chia theo tỷ lệ 50/50.
- Công ty A có giấy phép thành lập trường học hợp tác với cá nhân B có tiền và cơ sở vật chất (nhà , đất) để cùng kinh doanh nhà trẻ. Toàn bộ giao dịch trong hoạt động kinh doanh thực hiện bởi pháp nhân của Công ty A. Hai bên thống nhất cá nhân B được hưởng khoản lợi nhuận cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và 20% lợi nhuận sau thuế, nếu có lãi.
- Hai người bạn cùng nhau góp vốn mua nhà cũ, cùng nhau sửa chữa, cùng nhau tìm kiếm khách hàng để bán. Số vốn góp 50/50 nên kết quả lỗ hoặc lãi chia 50/50.
2. NỘI DUNG HỢP TÁC KINH DOANH.
- Mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động hợp tác kinh doanh là gi?
- Số thành viên tham gia hợp tác? Mức đóng góp vốn? Thời gian góp vốn?
- Phương thức quản lý điều hành hợp tác kinh doanh? Người đại diện? Thực hiện kế toán? Tổ chức quản lý điều hành? Phân công quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham gia điều hành? Tiền lương của thành viên? Giải thể?
- Trường hợp lấy pháp nhân của thành viên để thực hiện giao dịch và thực hiện kế toán thì hoạt động hợp tác kinh doanh phải tách ra khỏi hoạt động của pháp nhân này thế nảo? Quy định về sử dụng con dấu (nếu có)? Người đại diện ký kết giao dịch? Mối quan hệ giữa ban bộ máy quản lý điều hành hợp tác kinh doanh với tổ chức bộ máy của pháp nhân?
- Cách quản lý vốn, tài sản, doanh thu , chi phí? Tài khoản của hợp tác kinh doanh?
- Thỏa thuận về tài sản chung? Phân chia doanh thu, chi phí, lợi nhuận?
- Thuế TNDN và thuế TNCN?
- Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ hợp tác kinh doanh? Rút ra khỏi hợp tác kinh doanh hoặc kết nạp thành viên ?
- Phương thức xử lý vi phạm thỏa thuận? Giải quyết tranh chấp?
3. CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ
- Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng
- Trao đổi, phân tích, đánh giá để trao đổi với khách hàng về khả năng đáp ứng yêu cầu của khách; Các yêu cầu với khách hàng; Trình tự thực hiện; Mức phí.
- Đưa ra ý kiến thuận lợi và khó khăn khi khách hàng tham gia hợp tác kinh doanh, những vấn đề cần lưu ý, các phương án để khách hàng lựa chọn.
- Nội dung khách hàng cần lưu ý khi bàn bạc với đối tác hợp tác kinh doanh, nếu luật sư không tham dự. Trường hợp tham dự cuộc họp với đối tác thì luật sư thống nhất trước với khách hàng nội dung cần trao đổi trong cuộc họp.
- Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được soạn thảo thì luật sư có ý kiến chỉnh sửa, bổ sung.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện hợp tác kinh doanh.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp
Công việc cụ thể sẽ được trao đổi với khách hàng
=================================
Quý khách vui lòng liên hệ
Luật sư : Trần Văn Nhất
Điện thoại/zalo: 0888 988 199
Email: luatsunhattphcm@gmail.com
Góp vốn
Dành cho cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn để hưởng doanh thu hoặc lợi nhuận nhưng không tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh.

luật 1S
0888 988 199
Tranh chấp về góp vốn vào công ty
Trong thực tế cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn nhưng không quản lý mà chỉ hưởng lợi nhuận cố định, thực chất là quan hệ cho vay. Nhưng khi góp vốn lại không tuân thủ đúng thủ tục về kế toán hoặc không có hợp đồng hoặc không ghi rõ thời gian hoặc không thỏa thuận đối với trường hợp bị lỗ hoặc không thỏa thuận phạm vi sử dụng vốn ... dẫn đến tranh chấp rất khó giải quyết.

luật 1S
0888 988 199
Tranh chấp hợp tác kinh doanh, cùng quản lý
Khi hợp tác kinh doanh và các bên có thỏa thuận cùng nhau quản lý và chia lợi nhuận. Nhưng do không bàn bạc chi tiết quản lý đến mức độ nào nên rất dễ xảy ra rủi ro và tranh chấp.

luật 1S
0888 988 199