Lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc, thế chấp.
Đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh là các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện được sử dụng phổ biến trong giao dịch mua bán hàng hóa, cho vay/vay, mua bán bất động sản. Thực tế nhiều tranh chấp phát sinh và rắc rối trong quá trình giải quyết. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tranh chấp, đó là: Các thỏa thuận không lường hết được các tình huống có thể xảy ra ảnh hưởng tới việc một hoặc các bên không thực hiện nghĩa vụ.
luật 1S
0888 988 199
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sơ hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp
luật 1S
0888 988 199
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
luật 1S
0888 988 199
Bảo lãnh. Bảo lãnh Ngân hàng
Bảo lãnh thường được áp dụng bảo lãnh ngân hàng. Trong đó Ngân hàng là bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên bán, bên cho vay, bên chủ đầu tư..) về việc thực hiện nghĩa vụ thay toán thay cho bên được bảo lãnh (bên mua, bên vay, nhà thầu...) khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên thi công/lắp đặt; Bảo lãnh thanh toán nợ vay; ....
Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động kinh doanh thường xuyên của Ngân hàng. Tâm lý của bên nhận bảo lãnh khi nhận được bảo lãnh ngân hàng là rất an tâm. Tuy nhiên cũng có trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bị từ chối do không đáp ứng được điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã ghi trong thư bảo lãnh. Ví dụ: Hồ sơ gửi không đúng thời hạn; Không đúng địa điểm; Không đủ số lượng; Không đúng hình thức.....
Vì vậy, bên nhận bảo lãnh ngân hàng cần đọc kỹ thư bảo lãnh và yêu cầu chỉnh sửa nếu cần thiết.
luật 1S
0888 988 199
ĐẶT CỌC CẦN LƯU Ý
luật 1S
0888 988 199